Khamphadisan.com – Là một trong những điểm tham quan nổi tiếng tại Bến Tre, nhà cổ Huỳnh Phủ đã có tuổi đời đã hơn 100 năm, và đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2011. Nơi đây được xem là một trong những ngôi nhà cổ với lối kiến trúc độc đáo thuộc dạng đẹp bậc nhất khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

nha co huynh phu ben tre khamphadisan 1

ảnh:PLHH

Nằm tại xã Đại Điền – huyện Thạnh Phú – tỉnh Bên Tre, Nhà cổ Huỳnh Phủ là một trong những công trình kiến trúc điêu khắc gỗ rất độc đáo và mang đậm nét đặc trưng của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngôi nhà này được ông Huỳnh Ngọc Khiêm cho xây dựng vào năm 1905.

nha co huynh phu ben tre khamphadisan 2

ảnh: sưu tầm

Với diện tổng diện tích hơn 500m² nhà được xây theo kiểu xuyên trính, theo hình chữ nhất, 3 gian 2 chái và hai liễm đôi theo kiểu chái bắt vần với liễm. Mái nhà đucợ lợp bằng loại ngói âm dương, từng miếng ngói đều có in hình ảnh sinh hoạt dân gian như: con gà, bó lúa, chú mục đồng chăn trâu… trông rất sống động.

nha co huynh phu ben tre khamphadisan 3

ảnh: sưu tầm

Nền của ngôi nhà cao 1m được bao quanh là những viên đá đá hoa cương sang trọng. Hệ thống cột để chống đỡ gồm 48 trụ đều được làm bằng gỗ quý như: lim, căm xe,… Các cột được bố trí theo 8 hàng, mỗi hàng có 6 cột, ở nhiều cột có chạm khắc, chữ Nho, văn hoa, họa tiết. Nội thất trong ngôi nhà đều được giữ gìn gần như nguyên vẹn, trong những gian nhà thờ, những bức hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng.

nha co huynh phu ben tre khamphadisan 4

ảnh:Nguyễn Luân

Theo như ông Huỳnh Ngọc Thu (là cháu đời thứ 6 của ông Huỳnh Ngọc Khiêm, còn gọi Hương Liêm (1843 – 1927) cho biết: “Cụ Hương Liêm là người Huế dẫn theo vợ và 9 người con vào vùng đất Bến Tre này khai khẩn đất hoang rồi lập nghiệp đến nay đã hơn 1 thế kỷ”.

nha co huynh phu ben tre khamphadisan 5

ảnh: sưu tầm

Theo ông Thu, nhờ cụ Hương Liêm siêng năng làm ăn và mùa màng được thuận lợi nên gia đình cũng đã tích góp được hơn 2.000 mẫu ruộng. Khi trở thành địa chủ giàu có của vùng, ông Hương Liêm về quê ngoài Huế và thuê thợ vào Bến Tre xây công trình kiến trúc này tổng cộng mất 14 năm (1890 – 1904) mới hoàn thành. Ngôi nhà được xây theo lối kiến trúc Pháp bên trong toàn gỗ quý từ vách, cột, kèo, các phiến gỗ lớn được chạm khắc…

nha co huynh phu ben tre khamphadisan

ảnh:Lê Minh

Vì thời gian để hoàn thành công trình độc nhất vô nhị này đến 14 năm nên cũng có nhiều câu chuyện truyền miệng được dân làng nơi đây kể lại cho đến ngày hôm nay, “Khi đó đoàn thợ mộc đến đây làm còn khá trẻ và tới lớn vẫn chưa xong nên được ông Hương Liêm lo cưới vợ rồi cho lập nghiệp tại vùng đất này luôn; hay câu chuyện thợ cưa gỗ ăn bưởi bỏ hạt ngoài vườn cho đến khi cây bưởi đã lớn ra quả mà công trình xây dựng này vẫn chưa xong…

nha co huynh phu ben tre khamphadisan 6

ảnh:Nguyễn Luân

Trải qua thời gian thăng trầm của lịch sử nhà cổ Huỳnh Phủ đã được tu bổ nhiều lần nằm gìn giữ nét đẹp văn hóa ở ngôi nhà trăm năm tuổi này. Hiện nay, nơi đây đã được xây dựng thêm nhiều công trình phụ trợ như: cổng chính, cổng phụ, nhà khách, nhà bếp, bình phong và phục hồi một số đồ thờ, bàn cờ, giường, giếng đá cổ, miếu thờ ngoài trời,…

Hiện này nhà cổ Huỳnh Phủ là 1 trong 14 di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật được công nhận cấp quốc gia. Ngôi nhà cổ trăm năm tuổi này đã trở thành điểm đến văn hóa để du khách khắp nơi đến tham quan, tìm hiểu về những nét đẹp của một thời vang bóng.

Có thể bạn quan tâm:

  • Kinh nghiệm du lịch Bến Tre
  • Về làng Phú Lễ khám phá đặc sản xứ dừa
  • Đến xứ dừa khám phá 5 món đặc sản dân dã

binhqb94