Khamphadisan.com – Với những giá trị tinh hoa của văn hóa sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung Đình Bình Thủy là một công trình mang đậm giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt trong những năm tháng khai hoang ở miền Tây Nam Bộ, với những họa tiết trang trí, khắc gỗ tinh tế và sinh động.

dinh binh thuy can tho khamphadisan

Nằm bên cạnh rạch Long Tuyền, thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Tp.Cần Thơ, đình Bình Thủy là một công trình lịch sử rất tiêu biểu cho giai đoạn khai hoang lập cư của người dân miền Tây Nam Bộ vào thế kỷ 19. Từ trung tâm Tp.Cần Thơ bạn đi khoảng 5km theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách Mạng Tháng Tám và Lê Hồng Phong là sẽ tới đình Bình Thủy.

dinh binh thuy can tho khamphadisan 1

Vào năm 1844 khi có nạn lũ lụt hoành hành dữ dội ở làng Bình Hưng, làm nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, người dân địa phương lập nên ngôi đình bằng tre gỗ lợp lá tại vòm rạch Bình Hưng, thờ Thành hoàng của làng, cầu mong mưa thuận gió hòa. Năm 1852, quan Khâm sai Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần trên một hải thuyền, khi đến ngang Cồn Linh thì gặp trận cuồng phong, may mắn nhờ ẩn nấp tại vàm rạch Bình Hưng nên vô sự. Thoát nạn, ông đã cho tổ chức tiệc mừng cùng bà con địa phương và đổi lại tên đất này là Bình Thủy.

Lúc hồi triều, ông đã tấu trình lên vua Tự Đức, xin ban sắc phong cho thần Thành hoàng làng. Kể từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy, và đình thần Bình Thủy đã được xây lại khang trang hơn.

dinh binh thuy can tho khamphadisan 2

Đến năm 1909, đình Bình Thủy được tu sửa xây dựng lại giống như hiện nay và làng Bình Thủy được đổi tên thành làng Long Tuyền (được bắt nguồn do rạch Bình Thủy có hình tựa rồng đang nằm), nên người dân nơi đây còn gọi là đình thần Long Tuyền hay Long Tuyền Cổ Miếu. Đến năm 1979, nơi đây được chia làm 3 đơn vị hành chính: phường Bình Thủy – phường An Thới – xã Long Tuyền. Ngôi đình thuộc phạm vi phường Bình Thủy, chính vì thế đã dùng lại tên cũ là đình Bình Thủy cho đến ngày nay.

dinh binh thuy can tho khamphadisan 3

Đình có lối kiến trúc khác với các đình ngoài miền Bắc. Phía ngoài có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước. Trong khuôn viên đình Bình Thủy được chia làm 2 khu vực: khu đình chính và khu lục ấp, Khu đình chính có 5 ngôi nhà gồm: 2 nhà vuông là tiền đình và chính điện, và 3 nhà nối hai nhà vuông với nhau. Khu lục ấp gồm: 1 nhà hát và khu nhà dùng để chuẩn bị đồ cúng lễ.

dinh binh thuy can tho khamphadisan 4

Ngôi tiền đình và chính điện có hình vuông, mỗi mặt có 6 hàng cột. Ngôi chính điện có 3 mái chồng lên nhau theo lối kiến trúc “thượng lầu hạ hiên”; trên nóc có gắn tượng người, kỳ lân, cá chép hóa rồng; các cột được chạm khắc hình rồng, hoa mẫu đơn quấn quanh; bên trong đặt các ban thờ Thành hoàng làng và thờ các vị có công với nước như: Võ Huy Tập, Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa…

dinh binh thuy can tho khamphadisan 5

Mặc dù trải qua quảng thời gian thăng trầm lịch sử, Đình Bình Thủy vẫn lưu giữ được nhiều yếu tố nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của một làng cổ tại vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Đến tận hôm nay, đình Bình Thủy vẫn tiếp tục được bảo tồn, trở thành điểm tham quan giá trị của du lịch Cần Thơ.

dinh binh thuy can tho khamphadisan 6

Cứ hàng năm, nơi đây thường diễ ra ngày lễ Thượng điền (12/14 tháng 4 âm lịch), lễ Hạ điền (14/15 tháng chạp) rất đông vui, náo nhiệt với các tiết mục diễn xướng và trò chơi dân gian như: hát bội, thả vịt, kéo co, nữ công gia chánh… được duy trì từ xưa cho đến ngày nay, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đình Bình Thủy đã được Bộ VHTT-DL được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989.

Có thể bạn quan tâm:

  • Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ
  • Những điểm du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ
  • Về miền Tây khám phá vẻ đẹp nhà cổ Bình Thủy
  • Chợ nổi Cái Răng – nét độc đáo của vùng sông nước
  • Chùa Ông nét văn hóa của người Hoa giữa lòng Cần Thơ

binhqb94