Bướm Cúc Phương đã bay ngập tràn, 30/04 này ai đi săn bướm đê!

khamphadisan-bat-buojm-tai-cuc-phuong

1. Nên du lịch vườn Cúc Phương vào thời gian nào?

– Khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô) được xem là thời điểm thích hợp nhất để du lịch vườn Cúc Phương, lúc này thời tiết mát mẻ những cơn mưa rừng dữ dội đã đi qua. Không nên du lịch vào những ngày mưa  lạnh vì lúc này thời tiết ẩm ướt  và có nhiều muỗi vắt không thuận tiện đi lại.

– Thời tiết tháng 5 khá khô ráo, các bạn không cần lo lắng về vắt hay muỗi. Người đi lại nhiều ắt hẳn sẽ ít, khác hoàn toàn so với khu rừng nhiều trâu bò sinh sống. Nhiều chỗ đi qua đá mát lạnh, không khí thì trong lành vô cùng, đúng kiểu “hương rừng thơm đồi vắng”.

– Ngay từ cổng vào, dọc vài chục cây số là bướm dập dìu hàng đàn dọc đường đón các bạn rồi. Chỉ khổ thân các em ý vô phúc phi vào kính mũ bảo hiểm là tan xác luôn rất đáng thương. Còn mấy em va vào mặt em thì cả 2 cùng bị thương.

video: ___minn.love97_

2. Cách di chuyển tới vườn Cúc Phương

Có bốn cung đường di chuyển tới vườn Cúc Phương được xuất phát từ: Hà Nội, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Các bạn có thể đi bằng xe khách hoặc xe máy và hoàn toàn có thể đi bằng xe ô tô con tự lái.

Cung đường Hà Nội – vườn Cúc Phương

Đi bằng xe máy theo hướng: Pháp Vân – theo quốc lộ 1A tới ngã ba gián Khẩu (huyện Gia Viên) – đi theo quốc lộ 12 khoảng 30km là tới cửa rừng – đi tiếp 20km nữa là tới các điểm tham quan ở vườn Cúc Phương. Hoặc các bạn cthể đi theo hướng của xe khách, đến Me hỏi đường vào vườn Cúc Phương. Các bạn rất dễ bị nhầm đường nếu cứ tin vào cái cột mốc Cúc Phương bao nhiêu km nhé!

Đi bằng xe khách: Bắt xe từ bến xe  Giáp Bát đi tuyến  Nho Quan – Me, sau đó các bạn đi xe bus tới vườn Cúc Phương cách khoảng 10km.

Đi bằng xe máy: tới Nho Quan, các bạn chú ý có biển ghi 4km thì rẽ vào đường đó nhé. Cứ đi theo mấy đường loằng ngoằng thôi đừng rẽ vào đâu cả. Nếu đến được 1 con đường bê tông hơi cũ và nát, các bạn rẽ phải, cửa vào vườn cách đó không xa mấy đâu

 Cung đường Ninh Bình – vườn Cúc Phương

– Đi theo hướng Ninh Bình – Hà Nội -> quốc lộ 1A phía Hà Nội qua Ninh Bình 5km rẽ trái -> theo đường đi Cố Đô Hoa Lư – trung tâm du lịch Bái Đính – qua hồ Đồng Chương  và đến Cúc Phương. Hoặc đi theo hướng Ninh Bình – quốc lộ 1A hướng Hà Nội – ngã ba gián Khẩu rẽ trái theo quốc lộ 12A – thị trấn Nho Quan 2km – Cúc Phương.

Cung đường Thanh Hóa – Cúc Phương

– Đi theo quốc lộ 1A theo hướng Hà Nội – thị xã Bỉm Sơn khoảng 3km rẽ trái – ngã tư Phố Cát rẽ trái – ngã ba Trại Ngọc rẽ trái – là tới vườn Cúc Phương.

Cung đường Hòa Bình – Cúc Phương

– Từ thị xã Hoà Bình, theo quốc lộ 12B xuôi về thị trấn Nho Quan, cách thị trấn Nho Quan khoảng 2km rẽ phải rồi vào Cúc Phương.

 Ăn uống như nào ?

– Các bạn có thể đem theo đồ ăn từ bên ngoài vào. Các bạn nên làm như thế bởi các quán ăn trong đó không được bình dân lắm, giá 1 xuất thấp nhất là 60k. Và có món bê tái chanh nhìn rất bình thường thôi nhưng có giá lên tới 200k và đồ uống nếu gọi đồ uống khoảng 100k, khá là mát ruột. Còn nếu bạn cảm thấy không vấn đề gì thì cứ vô thoải mái, nhà hàng rất hoan nghênh bạn.

Chi phí ra sao ?

– Chi phí cơ bản cho một chuyến đi phượt bụi bằng xe máy khoảng 150k. Vé vào 10k, xuất ăn 60k, vé vào mỗi người 40k và khoảng 40k nước nôi ven đường. Chi phí có thể khác tùy vào nhu cầu tiêu xài của mọi người

3. Nơi lưu trú khi du lịch vườn Cúc Phương

– Hiện nay, vườn quốc gia Cúc Phương có ba khu vực lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí là: Khu cổng Vườn, khu Hồ Mạc và khu Trung tâm. Mỗi khu đều có dịch vụ căn hộ riêng biệt hoặc nhà sàn có giá cả bình dân và đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt hơn các bạn hoàn toàn có thể thuê lều trại rồi cắm trại giữa rừng ngắm sao trời đêm cũng thú vị lắm đấy.

khamphadisan-cuc-phuong-national-park

– Nếu đi về trong ngày hoặc chỉ ghé qua để tham quan, các bạn không cần lo lắng về chỗ ngủ nghỉ và đồ ăn thì các bạn tự chuẩn bị cũng được.

Chúc các bạn có 1 chuyến đi vui vẻ!


Bigatm – Sưu Tầm