Khamphadisan.com – Là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại mãnh đất Quảng Ngãi. Chùa được xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695. Chùa Thiên Ấn đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho biển ngạch “Sắc tứ Thiên Ấn tự”.

chua thien an quang ngãi khamphadisan

ảnh: sưu tầm

Người đã khai sơn nên ngôi chùa này là vị thiền sư Pháp Hóa người tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc. Ban đầu ngôi chùa chỉ là một thảo am nhỏ, sau đó đã được tu sửa và mở rộng thêm như hiện nay và và đã thu hút nhiều tăng ni phật tử khắp nơi về tu hành.

Từ lúc khai sơn đến nay, đã trải qua hơn 300 năm chùa đã có 15 đời sư trù trì, trong đó có 6 vị đã được tôn làm sư tổ gọi chung là lục tổ. Tính đến nay chùa đã trải qua 5 lần trùng tu vào năm: 1717, 1827, 1910, 1918 và lần cuối cùng vào năm 1959.

chua thien an quang ngãi khamphadisan 1

ảnh: Báo Kiến Thức

Nếu để so với một số ngôi chùa cổ trong từ nam ra bắc thì chùa Thiên Ấn không có gì quá nổi bật. Không gian chùa chú trọng sự yên tĩnh và thanh tịnh. Nhưng ngôi chùa lại được xây dựng ở vị trí “có một không hai” trên đỉnh đồi Thiên Ấn, một địa danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ngãi. Đứng ở sân chùa, bạn có thể quan sát được cả một khoảng không gian bao la, rộng lớn xung quanh, đặc biệt là dòng sông Trà Khúc hiền hòa, thơ mộng.

chua thien an quang ngãi khamphadisan 2

ảnh: Báo Kiến Thức

Trong khuôn viên ngôi chùa còn có một giếng cổ sâu đến hơn 50 thước, nước trong và ngọt. Theo tương truyền, sau khi dựng chùa xong, thấy nơi này khá hiếm nước, sư tổ của chùa đã tự mình đào giếng suốt thời gian 20 năm. Khi giếng hoàn thành thì sư mất nên giếng được đặt tên là Giếng Phật.

chua thien an quang ngãi khamphadisan 3

ảnh: Báo Kiến Thức

Trong chùa còn có quả chuông lớn (Chuông Thần), được thỉnh về từ làng đúc đồng Chí Tượng (Quảng Ngãi) vào năm 1845. Hiện nay, chuông được treo ở bên trái chính điện của chùa.

chua thien an quang ngãi khamphadisan 5

ảnh: Đào Việt Dũng

Phía đông của chùa, nằm bên hàng cây đại thụ là khu vực lăng mộ với những ngôi bửu tháp được xây dựng nhiều tầng theo số lẻ (3,5,7,9), mang hình tượng hoa sen, đây là nơi an táng các vị sư tổ và thiền sư trụ trì của chùa. Ngoài ra, phía tây nam chùa còn có phần mộ nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã được người dân an táng vào năm 1947. Ngôi mộ là sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và lăng mộ truyền thống phương Đông nên vừa đơn giản, vừa trang trọng, hài hòa với tổng thể cảnh quan của chùa Thiên Ấn.

chua thien an quang ngãi khamphadisan 6

ảnh: sưu tầm

Vào ngày 2/3/1990, chùa Thiên Ấn và mộ Huỳnh Thúc Kháng đã được Bộ VHTT-DL công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Đối với người dân nơi đây nhất là khi các mùa lễ hội, nơi này lại đón lượng khách đông nghẹt, lên để hành lễ, thắp nhang cầu mong chuyện may mắn sẽ đến với gia đình và cầu mong sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thành cổ Châu Sa – dấu ấn Chăm Pa còn sót lại
  • Kinh nghiệm du lịch Quảng Ngãi
  • Đến Lý Sơn Check in làng bích họa An Bình
  • Chùm tour du lịch hè đảo Lý Sơn

binhqb94(Tổng hợp – biên tập)