Khamphadisan.com – Là một tỉnh có tiềm năng phát triển khá mạnh về du lịch sinh thái và miệt vườn. Ngoài ra, Vĩnh Long cũng là mãnh đất sở hữu nhiều ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử, trong đó phải kể đến đình Long Thanh là một trong những điểm đến nổi tiếng tại Vĩnh Long.
ảnh: sưu tầm
Theo như người dân địa phương cho biết, Đình Long Thanh đã có mặt vào khoảng năm 1754, vào thời gian này có nhiều người dân di cư đến đây khai hoang, lập thôn rồi dựng nên đình Long Thanh để thờ Thân hoàng làng. Ban đầu ngôi đình được xây cất đơn sơ bằng cây lá tại vàm Bùng Binh – thuộc ấp Hưng Long.
ảnh: sưu tầm
Đến năm 1844, nhiều người hảo tâm trong làng thấy vị trí ngôi đình không được thuận lợi nên chọn 2ha đất nằm bên bờ sông Long Hồ để dời ngôi đình về đây. Đình Long Thanh lúc này đã được dựng lại bằng cây gỗ, gạch ngói đơn sơ, có phần khang trang hơn ngôi đình trước. Vào năm Tự Đức (1852), đình Long Thanh đã được triều đình Huế cấp sắc là “Bổn cảnh Thành Hoàng chi Thần” (ý chỉ một chức vụ, vị quan khuất mặt) kèm theo mỹ tự là “Quảng hậu, Chánh trực, Hữu thiện, Đông ngưng chi Thần”.
ảnh: sưu tầm
Năm 1913, nhờ vào lòng hảo tâm đóng góp của người dân địa nơi đây và bà Nguyễn Thị Mai, Đình Long Thanh được xây dựng kiên cố bằng gách ngói và đổi hiệu thành Long Thanh Miếu Vũ. Khuôn viên trong đình có nhiều cây cảnh xanh mướt quanh năm, khí hậu đặc biệt trong lành và mát mẻ, thích hợp cho việc dừng chân nghỉ ngơi sau khi tham quan.
ảnh: sưu tầm
Đình Long Thanh có kết cấu năm căn nóc hình chóp, được thiết kế theo kiểu trùng thiềm điệp ốc gồm phía trước là võ quy và võ ca, chính giữa là chính tẩm, và phía sau là nhà khách, phía bên tả là nhà bếp. Chính tẩm có tám kèo đấm và tám kèo quyết làm theo kiểu tứ trụ. Thờ chính trong đình là: Thần hoàng bổn cảnh và còn phối thờ Quốc tổ Hùng Vương. Hậu cung thờ các vị: tiền hiền, hậu hiền – những người có công xây dựng và phát triển làng xóm.
Trên sân đình còn có đàn thờ Thần Nông, hai miếu thờ thần Bạch Hổ và Ngũ Hành Nương Nương. Thăm đình Long Thanh, bạn sẽ được ngắm nhìn những chi tiết trang hoàng đẹp mắt, tinh xảo ở đình. Bao lam, hoành phi, câu đối, long trụ… đều được sơn son, thếp vàng rực rỡ, những họa tiết đều được chạm trổ rất tinh xảo qua những bàn tay tài hoa của nghệ nhân thời đó.
Hàng năm, Đình Long Thanh diễn ra nhiều hoạt đông, lễ hội như: lễ Hạ Điền (14-15/3 âm lịch), lễ Thượng Điền (16-17/10 âm lịch). Nếu bạn có dịch đến du lịch Vĩnh Long nhớ ghé qua tham quan ngôi đình này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm du lịch Vĩnh Long
- Chợ nổi Trà Ôn vẻ đẹp giao thương của vùng sông nước
- Chùa Tiên Châu ngôi chùa cổ nhất tại Vĩnh Long
binhqb94
Nguồn: khamphadisan.com.vn