Khamphadisan.com – Khe Sanh từng là một địa danh rất nổi tiếng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, Khe Sanh là một thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị, cách Tp.Đông Hà chừng 63 km về phía Tây. Khe Sanh đã được cả thế giới biết đến với như một “Điện Biên Phủ thứ hai” hay là “địa ngục trần gian” theo cách cảm nhận của quân Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trong những 77 của thế kỉ trước khi bị vây hãm ở Khe Sanh từ 21/1/1968 –  8/4/1968.

Trong những năm 60 của thế kỉ trước (1968), chiến sự ở Việt Nam diễn ra căng thẳng và rất khốc liệt với những trận đánh quy mô lớn ở khu vực đường 9 thuộc mặt trận Trị Thiên – Huế. Theo như các nhà chiến lược, chiến trường Khe Sanh giống như một cái bẩy được đặt ra để thu hút các lực lượng tinh nhuệ của Mỹ, nhằm tạo điều kiện cho quân đội nhân dân miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Đồng thời, đây cũng là một cú đánh tâm lý vào các nhà lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ vốn hay hoài nghi về những báo cáo hoa mỹ của các tư lệnh chiến trường.

khu can cu khe sanh khamphadisan e1487406447458

ảnh: dougshoots

Tuy chúng ta đã ném cả niềm danh dự của nước Mỹ ra để giữ lấy (Khe Sanh) và buộc hội đồng tham mưu trưởng phải liên quân cam kết bằng máu, nhưng cuối cùng chúng ta cũng phải rút chạy” – là câu nói nổi tiếng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James R.Schlesinger cay đắng thốt lên khi phải nhận một thất bại ê chề ở Khe Sanh năm 1968. “Trận Khe Sanh” hay “Chiến dịch Đường 9“, là một  trận đánh đã thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật quân sự của QĐND Việt Nam, trong đó có những chiến thuật điển hình như: công kiên chiến, tiền pháo hậu xung, nghi binh, tập kích, vận động chiến, tâm lý chiến, du kích chiến đều được áp dụng một cách rất biến hóa, linh động. Quân Mỹ phải bức rút khỏi mặt trận Khe Sanh sau 170 ngày cầm cự trong tình thế hoang mang và lo sợ một “Điện Biên Phủ thứ hai” sẽ xảy trong tương lai với họ.

khu can cu khe sanh khamphadisan 1 e1487406544184

ảnh: eric.oblepias

Khe Sanh là trung tâm của hệ thống phòng thủ hàng rào điện tử McNamara kéo dài từ nam vĩ tuyến 17 đến đường 9, với tổng chiều dài trên 100 km rộng khoảng 20km chạy song song với sông Bến Hải từ biển cửa Tùng đến Sê Pôn (Lào). Vì thế, Khe Sanh đã được Mỹ xây dựng thành cụm cứ điểm phòng ngự mạnh, liên hoàn, gồm những căn cứ như: Chi khu quân sự Hướng Hóa, Làng Vây, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn. Căn cứ Tà Cơn là trung tâm chỉ huy của tập đoàn phòng ngự Khe Sanh, có chiều dài khoảng 2 km, rộng khoảng 1 km với một đường băng dã chiến dành cho các loại máy bay vận tải khổng lồnhứ: C-130 Hercules và một sốloại trực thăng vũ trang có thể hạ cánh, lên xuống thuận tiện.

khu can cu khe sanh khamphadisan 2 e1487406762676

ảnh: timnmnroos

Hệ thống công sự chiến đấu được xây bằng bê tông đúc sẵn, hệ thống giao thông hào, chiến hào liên hoàn và bao bọc xung quanh những căn cứ đó có từ 6 – 10 hàng rào dây kẽm gai các loại kèm các bãi mìn dày đặc, xen kẽ lài “cây nhiệt đới” (là thiết bị thu tin điện tử) khắp các nơi. Căn cứ Tà Cơn và các cứ điểm xung quanh có số lượng lính thường trực trên 6.000 lính Thủy quân Lục và chừng khoảng 500 lính Biệt động quân Sài Gòn.

khu can cu khe sanh khamphadisan 3 e1487406846595

ảnh: paytrickyeah

Trong thời gian diễn ra trận chiến tại Khe Sanh, quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 2.000 máy bay cùng với 3.300 trực thăng để ném vào khu vực này với hơn 114.000 tấn bom. Pháo binh Mỹ cũng đã bắn chi viện 159.000 viên đạn pháo các cỡ. Vào ngày 15/71968 những nhóm lính Mỹ cuối cùng đã vội vã rút chạy khỏi Khe Sanh, Hướng Hóa Khe Sanh hoàn toàn được giải phóng.

khu can cu khe sanh khamphadisan 4 e1487407009507

ảnh: ex.ploring.photography

Ngày nay, khi chiến tranh đã đi vào dĩ vãng, Khe Sanh vẫn phảng phất trên mình những hình ảnh hào hùng của một thời chống giặc. Tạm gác lại quá khứ, hiện tại khi đến với Khe Sanh, bạn sẽ được tận hưởng những giờ phút thư giãn tuyệt vời cùng thiên nhiên hoang dã, được ngắm nhìn một cảnh Khe Sanh trong một thung lũng đất đỏ bao la, được ôm trọn trong vòng tay của những dãy núi rừng trùng điệp bốn bề ôm lấy.

Có thể bạn quan tâm:

  • Kinh nghiệm du lịch Quảng trị
  • Sân bay Tà Cơn “huyền thoại chiến trường xưa”

binhqb94 (Tổng hợp)