Khamphadisan.com.vn – Mặc dù chưa thể làm giàu từ chính nghề gốm nhưng hàng trăm năm qua, những người dân Bàu Trúc tại Ninh Thuận vẫn luôn cố giữ lấy tổ nghiệp. Họ lặng lẽ sống với nghề “cha truyền con nối” trong những thanh âm đồng vọng của gốm đất nung.

lang gom bau truc ninh thuan khamphadisan e1491359508697

ảnh: sưu tầm 

Nằm cách Tp.Phan Rang gần 10km, ngay trên tuyến đường QL.1A, làng gốm Bàu Trúc tại thị trấn Phước Dân – huyện Ninh Phước là làng gốm duy nhất của người Chăm của tỉnh Ninh Thuận, đã được xếp vào hàng cổ xưa nhất tại khu vực Đông Nam Á. Cũng không nói quá khi ví làng gốm Bàu Trúc như một “bảo tàng sống” của nghệ thuật tạo hình gốm đất nức tiếng trong và ngoài nước.

Theo như những nghệ nhân gạo cội tại làng gốm Bàu Trúc cho biết: “người khai sáng ra nghề gốm Chăm ở đây là vợ chồng ông Poklong Chanh. Cũng được hơn 300 năm trước, vợ chồng ông Poklong Chanh đã dạy cho dân làng Bàu Trúc về cách lấy đất sét về nắn, nung thành những dụng cụ sinh hoạt như nồi, niêu, chén, tách và một số đồ vật trang trí khác.Lúc ban đầu những đồ gốm này dùng để sử dụng trong gia đình, dần dần, người dân nơi đây dùng các sản phẩm này để trao đổi, mua bán. Nghề gốm Chăm Bàu Trúc ra đời từ đó”.

lang gom bau truc ninh thuan khamphadisan 1 e1491359661834

ảnh: sưu tầm

Ở các nhà làm nghề đang theo đuổi nghề gốm thường các gian ngoài là phòng trưng bày các sản phẩm, còn bên trong là nơi tạo hình và nung đất. Những chiếc bình hoa, lu đựng nước, chiếc đĩa, cái chum, vại,… là những vật dụng thường ngày đều được những đôi bàn tay tài hoa làm ra từ đất sét.

Gốm Bàu Trúc thường được làm từ đất sét sông Quao trộn với cát. Đất này chỉ được lấy một năm một lần, mỗi lần lấy thường kéo dài nửa tháng. Đất được lấy nhiều hay ít tùy vào khả năng của người lấy. Tới mùa lấy đất, hầu như mọi người đều đem đất về trữ sẵn tại nhà để dùng trong cả một năm. Đất sét và cát pha kèm với một ít nước, nhào cho thật mịn, dính lại với nhau và đặt lên bàn.

lang gom bau truc ninh thuan khamphadisan 2 e1491359912260

ảnh: sưu tầm 

Hiện người dân của làng Bàu Trúc vẫn đang giữ cách làm gốm nguyên sơ của mình từ bao đời. Người dân không làm bằng bàn xoay mà người thợ phải xoay quanh sản phẩm. Những chiếc lọ, chiếc đĩa dần hiện ra sau mỗi lần xoay vòng và đến khi người thợ dừng xoay cũng là lúc sản phẩm được hoàn thành. Những sản phâm được làm nhiều nhất là những bức phù điêu hình người phụ nữ Chăm, hình những vị vua Chăm hay hình ảnh vũ nữ và các vật dụng hàng ngày.

Người ta sẽ dùng khăn thấm nước để tạo bề mặt nhẵn. Các hoa văn trang trí thường là bằng những vỏ sò, con ốc hoặc được vẽ bằng tay hình sóng nước, hình răng cưa, hình những con thuyền hay những bông hoa đơn giản, phản ánh cuộc sống của người dân suốt bao đời.

lang gom bau truc ninh thuan khamphadisan 3 e1491360182249

ảnh: tinhte.vn 

Lúc nung gốm không cần lò nung, người thợ Bàu Trúc chỉ dùng rơm và củi khô chất thành đống rồi đốt. Cách làm này sẽ làm cho những bình nước sẽ giữ được độ mát của nước chứa bên trong. Mỗi sản phẩm làm xong thường mang màu nâu đỏ, vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám tự nhiên của đất đặc trưng của nền văn hóa Champa.

Hàng năm, người dân noi đây vẫn thường tổ chức cúng lễ tưởng nhớ vị tổ sư làng nghề của mình là vợ chồng ông Poklong Chanh. Với 400 hộ dân trong đó người làm nghề không còn nhiều nhưng người dân Bàu Trúc vẫn cố gắng duy trì làng nghề cho đến tận hôm nay.

lang gom bau truc ninh thuan khamphadisan 4 e1491360525516

ảnh: sưu tầm 

Hiện nay các hãng Lữ hành thường xuyên đưa khách đến tham quan và tìm hiểu thêm về làng gốm giàu truyền thống này. Đến đây bạn có thể tự tay làm cho mình những chiếc ly hay chiếc đĩa, rồi tự tay trang trí hoa văn và nung trên lửa. Cảm giác thật thú vị khi được tận tay nắm đất và làm cho riêng mình những sản phẩm.

Cư dân Bàu Trúc là người dân tộc Chăm theo chế độ mẫu hệ nên chỉ có con gái mới được người mẹ truyền những bí kíp làm gốm. Vì thế, các cô gái từ 13 tuổi trở lên bắt đầu học nghề. Chỉ vài năm sau là họ làm được các sản phẩm gốm đất. Điều này lý giải vì sao hàng mấy trăm năm qua, nghệ nhân gốm ở Bàu Trúc toàn là nữ. Vài năm trở lại đây, do chính sách bảo tồn làng nghề, đã có một số nam giới học nghề gốm và… vượt lên, được phong tặng danh hiệu nghệ nhân.

 Có thể bạn quan tâm:

  • Khám phá vẻ huyền bí của tháp Po Klong Garai
  • Vẻ đẹp hoang sơ của hòn ngọc Bình Tiên

Khám Phá Di Sản (Tổng hợp – chỉnh sửa)